Thursday, November 7, 2013

Tự xử khi xe lội nước ngập bị chết máy




Tự xử khi xe lội nước ngập bị chết máy: giải pháp tình thế

Thiên tai, biến đổi khí hậu toàn cầu đẩy Việt Nam vào nhóm 10 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của lũ lụt, bão.... Mơ ước cải tạo một tp HCM kô còn một vùng đất nào ngập trong nước khi triều cường , mùa mưa đến vẫn chỉ là mơ ước. Vô số xe máy của 10 triệu dân tp HCM vẫn phải lội nước dài dài trong 6 tháng mùa mưa hàng năm.


Xe máy lội nước ở Hiệp Bình Chánh Thủ Đức tp HCM

  

Nguyên nhân xe lội nước ngập bị chết máy


Ai cũng hiểu là xe máy làm để chạy trên đường bộ, đường đất, đường nhựa, chứ kô thiết kế lội nước được như tàu thuyền! Vậy xe máy lội nước bị chết máy phải rồi còn hỏi lý do gì nữa! Tuy nhiên nếu cho là nước làm xe bị chết máy thì cũng nên  tìm hiểu nước vào đâu trong xe và tác hại như thế nào mà xe chết máy thì có thể hạn chế bớt hư hỏng và có thể tự xử lý đơn giản để chạy xe tiếp về nhà thay vì phải đẩy bộ hoặc tốn tiền sửa chữa tạm dọc đường, có khi còn bị vẽ vời mất oan cả đống tiền.

  • Nước ngập vào bên trong chụp bu gi  (phần bu gi ở ngoài buồng nổ) gây đoản mạch xe bị chết máy
  • Nước ngập vào ống thông hơi của bình xăng con, xăng có lẫn nước cùng vào buồng nổ, xe bị chết máy
  • Nước ngập vào ống bô khí thải, đi ngược qua sú páp xả vào buồng nổ xe bị chết máy
  • Nước ngập vào mâm lửa, nước ngập hệ thống điện đánh lửa xe bị mất lửa xe bị chết máy

Làm gì khi xe lội nước ngập bị chết máy

  1.  Kiếm chỗ thềm cao đẩy xe lên, nhận đuôi xe xuống càng thấp càng tốt cho nước trong bô chảy hết ra ngoài
  2. Khóa xăng lại (một số xe xài van xăng chân không tự động khóa xăng lại khi xe tắt máy thì khỏi cần)
  3. Nếu có tua vít thì xả bỏ xăng trong bình xăng con (vặn mở ốc xả xăng nằm ở phía sau ống xăng của khóa xăng - đối với Dream Wave), và chờ xăng trong chén xăng chảy sạch hết rồi siết chặt ốc xả xăng lại, mở khóa xăng ra.
  4. Dùng tay kéo chụp bu gi ra, lau khô nước bên trong chụp bu gi rồi lắp chụp lại
  5. Dùng tuýp mở bu gi mở bu gi ra lau khô nước trong chấu, đồng thời đạp máy nhiều cái cho thổi sạch nước trong buồng nổ cho đến khi ngửi được mùi xăng phun ra mạnh thì ngưng đạp, lắp bu gi lại. 
  6. Nếu kô mở được bu gi vì kô có dụng cụ thì: chưa mở công tắc xe vội mà hãy đạp máy nhiều cái cho nước ướt trong chấu bu gi bị thổi sạch
  7. Mở công tắc điện và khởi động máy

Chụp bu gi




Nếu kô có bất cứ một dụng cụ đồ nghề sửa xe gì trong tay thì bỏ bước số 3 - 5. Kết quả xe nổ máy chạy lại được sẽ chậm hơn, lâu hơn.




Mâm lửa
 
Nếu xe mất lửa hoàn toàn do nước ngập vào ướt chạm mát ở trong mâm lửa thì việc tự sửa chữa khó khăn hơn nhiều, thường là phải cầu cứu tới tiệm sửa xe nhưng xử lý cũng đơn giản, chỉ cần dùng khí nén máy bơm hơi thổi khô tất cả các chi tiết bộ phận trong hệ thống đánh lửa là xe có thể nổ máy lại bình thường.
Xe sửa nổ máy chạy được về nhà rồi sau đó cũng phải:
  • Kiểm tra nhớt số nhớt máy nếu có lẫn nước, biến màu trắng sữa, ốc trâu, thì phải cho thay nhớt mới.

 
Bình xăng con - bộ chế hòa khí

  • Kiểm tra bình xăng con - bộ chế hòa khí: nếu xe nổ máy nghe lụp bụp kô đều phải cho súc rửa vệ sinh bộ chế hòa khí.


Khí thải gây tác hại môi trường

Lời khuyên cùng nhau bảo vệ môi trường để giảm thiểu tác hại của biến đổi khí hậu là lời khuyên rất đúng của UNEP, Chương trình Môi trường  Liên hợp quốc, nhưng các cường quốc công nghiệp Mỹ Trung Quốc, Đức, Nhật, Anh, Pháp ..... (cũng là các nước sản sinh và đưa khí thải công nghiệp nhiều nhất vào bầu khí quyễn trái đất) nhiều năm nay còn đang bàn cãi nhau xem phải đóng góp tiền bao nhiêu, ai có trách nhiệm đóng góp nhiều hơn ...  tiền chưa có thì các giải pháp vĩ mô vẫn còn nằm trên giấy, khắc phục triều cường nước ngập ở nước ta sẽ mãi còn là chuyện dài, mỗi người đi xe máy phải nghĩ cách tự cứu mình trước thôi

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.