Trang

Saturday, July 27, 2013

Mẹo sống tiết kiệm để dành tiền gửi ngân hàng hàng tháng

Mẹo sống tiết kiệm để dành tiền gửi hàng tháng

  • Sống tiết kiệm cần tránh giữ tiền nhiều trong túi mà tiền đó chưa xác định mục đích sử dụng cho việc gì.
  • Sống tiết kiệm cần phân bổ các khoản chi cố định, đóng nộp các khoản tiền này vào các ngày cố định, có thể là theo sau ngày lảnh lương.
  • Sống tiết kiệm cần lập dự toán tất cả khoản chi thường kỳ trong tháng, xác định xem số tiền thừa có thể gửi tiết kiệm là bao nhiêu, và đưa khoản chi tiết kiệm nầy thành một khoản chi cố định bắt buộc tương tự như tiền đổ xăng, tiền cơm, tiền nhà thuê, điện nước, cước điện thoại  phải thanh toán hàng tháng.




Xài  tiền có kế hoạch để sống tiết kiệm


  • Đối với những người hay bốc đồng, tự chủ tài chính kém muốn sống tiết kiệm thì kô nên dùng thẻ ATM lúc nào cũng mang sẵn kè kè theo trong người. Thẻ ATM chỉ thích hợp khi đi du lịch, đi công tác xa hoặc khi giữ tiền mặt nhiều trong người kô an toàn như sinh viên, công nhân ở trọ xa nhà, thì mới xài ATM. Thẻ ATM hình như đặc biệt kô tốt cho dân nhậu, nhất là dân nhậu hai ba tăng! Mà xét cho cùng dân ăn nhậu mà muốn sống tiết kiệm cũng hơi căng! Bao nhiêu tiền rồi cũng bay theo hơi rượu!
  • Muốn sống tiết kiệm cũng nên dè chừng với các dịch vụ thẻ tín dụng như thấu chi, chuyển tiền tài khoản qua máy di động... Dịch vụ ATM banking, online banking thật tiện ích nhưng cũng khiến cho tài khoản của bạn mau chóng cạn kiệt! Đặc biệt là dịch vụ chuyển tiền trên máy điện thoại di động quá nhanh, quá tiện lợi, nếu bạn phải chi khoản tiền nào đó ... thì đưa tiền mặt sẽ chậm chạp hơn nhiều cũng có mặt có lợi giúp cho bạn có thêm thời gian để kịp đắn đo suy nghĩ kỷ hơn trước khi ra quyết định chi đúng đắn. Trong khi mobi banking chỉ cần bấm phím vài cái, thủ tục giao dịch suôn sẽ bạn chỉ mất chừng 1 phút để chuyển đi tiền triệu ra khỏi tài khoản.




Thẻ ATM


  • Muốn sống tiết kiệm cần tránh đi mua sắm mà kô có chủ đích và chưa thăm dò tìm hiểu trước giá cả. Shopping mà gặp gì thích gì mua đó thì bao nhiêu tiền cũng cạn sạch. 
  • Muốn sống tiết kiệm phải giữ nguyên tắc những khoản chi đột xuất như mừng đám cưới, đi đám ma, sinh nhật, thôi nôi đầy tháng...  sẽ được cấn trừ vào những khoản tiền "vui vẽ " trong kế hoạch chi hàng tháng (cà phê, đi nhậu cuối tuần, đưa gia đình đi ăn tối v v .. ), tuyệt đối kô được vì phải chi những khoản đột xuất  này mà cắt bỏ tiền tiết kiệm của tháng. 
  • Tình yêu phí cũng là một khoản chi nhức đầu cho người muốn theo đuổi một kế hoạch tiết kiệm cá nhân. Nào là đi ăn uống, nào là shopping, nào là quà cáp các dịp lễ tình nhân Valentine, Quốc tế phụ nữ 8/3, sinh nhật, ngày phụ nữ Việt Nam 20/10 , .... Thường thì đối tượng bạn tình muốn thấy bạn dâng hiến cả đời trai bạn như thế nào xem có xứng đáng với tình yêu bằng hành động cụ thể là bạn trao vào tay người ta những món quà đắt giá sành điệu tới đâu hơn là luôn mồm rót vào tai mỹ nhân: " anh yêu em vô bờ bến! Dù cho sông cạn đá mòn tình yêu anh dành cho em vẫn kô bao giờ thay đổi v v ..... !" Đại loại là như thế!! Sống tiết kiệm cái này phải khéo léo và cũng nên cho người yêu biết qua về kế họach tiết kiệm cho tương lai của bạn ntn để được sự đồng cảm và tin cậy nếu bạn nghĩ rằng mai kia con người này sẽ trở thành người bạn đời chung thủy của bạn. 


Gửi tiền tiết kiệm ngân hàng

  • Sống tiết kiệm cần lưu ý những khoản tiền tiết kiệm gửi càng dài hạn và kô cho rút vốn trước hạn thì càng được bảo toàn vốn tốt hơn các khoản tiết kiệm kô kỳ hạn hoặc có thể rút vốn trước hạn.
  • Sống tiết kiệm cần lưu ý thêm là những thông tin về số tiền tiết kiệm cá nhân cần được bảo mật tối đa. Sở hữu số tiền tiết kiệm lớn dễ gây phát sinh lòng tham và các rủi ro bị chiếm đoạt có thể xảy ra. Để tránh trường hợp:
"Bòn tro đãi trấu cho con gấu nó ăn!"

Dân sống tiết kiệm đem tiền gửi tiết kiệm hết kô xài thì  hàng hóa tồn kho, dịch vụ kô tăng trưởng

Trong khi chờ đợi những phép màu kinh tế thì trước hết mỗi cá nhân phải tự biết  sống tiết kiệm thắt lưng buộc bụng để tồn tại.  Một nền kinh tế phát triển luôn cần có số đông người tiêu dùng mạnh tay, đúng rồi. Nhưng nếu tiêu xài trước khi kiếm ra đủ tiền để thanh toán (các hình thức mua trả góp) hoặc tiêu xài kô nghĩ tới "tích cốc phòng cơ" dè chừng khi cơ nhỡ thì phương thức này đã tiềm ẩn những mối nguy mất cân đối tài chính và tạo ra thói quen tiêu dùng kô tốt. 

 
 

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.